Một vài trục trặc về sức khỏe có thể được phát hiện nhờ một dấu hiệu phổ biến, đó là đau đầu ngay sau khi ăn.
thuoc fucoidan
Cảm thấy đau đầu sau khi ăn là một hiện tượng ít khi gặp, nhưng chắc chắn bạn không thể phớt lờ triệu chứng này. Nguyên nhân và các triệu chứng có thể đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng tới tính mạng của bạn.
Những kiểu nhức đầu sau khi ăn có thể thay đổi rất nhiều – từ cảm giác đè nặng giữa 2 mắt, đau nhói ở 1 bên đầu đến cảm giác căng đầu và mỗi kiểu đau đầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau.
Đau đầu và ăn uống không phải là mối quan hệ nhân quả đơn giản. Việc ăn uống có thể gây ra các thay đổi phức tạp trong cơ thể, phụ thuộc vào loại thức ăn, số lượng và thời điểm ăn. Một vài nhà nghiên cứu gọi ruột là “bộ não thứ hai” vì tính tự động và sự phức tạp trong việc gửi các tín hiệu tới các phần còn lại của cơ thể.
Nếu bạn bị đau đầu sau khi ăn, dưới đây là một vài thứ cần được tìm hiểu kĩ:
– Nguyên nhân kích hoạt cơn đau đầu: rất có thể một vài loại thức ăn nào đó kích thích thay đổi các tín hiệu thần kinh trong cơ thể, dẫn tới cơn đau nửa đầu. Đau nửa đầu có thể có liên quan tới cơn đau đầu và cơn đau đầu này có thể thay đổi cường độ nặng ở mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhói và sợ ánh sáng hay sợ tiếng động, các dấu hiệu này cho thấy có thể cơn đau đầu của bạn có liên quan tới bệnh đau nửa đầu. Hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng của bạn và bắt đầu ghi chép lại các triệu chứng của cơn đau đầu cũng như các loại thức ăn bạn đã ăn.
– Mức đường huyết: thay đổi đường huyết có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu hoặc có thể dẫn tới các kiểu đau đầu khác. Các triệu chứng có thể có là lo lắng, mệt mỏi và xây xẩm mặt mày. Trong nhiều trường hợp, mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp có thể tránh được bằng cách ăn nhiều bữa trong ngày, ăn vừa phải và tránh các loại đường tinh luyện và tinh bột. Tuy nhiên, nếu các cơn đau đầu vẫn tiếp diễn và không bớt, bác sĩ có thể làm một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây đau đầu. Điều này có thể được thực hiện thường xuyên hơn ở những người bị thiếu cân.
– Dị ứng thực phẩm hay không dung nạp thực phẩm: Có một định nghĩa về dị ứng thức ăn được chấp nhận rộng rãi, đó là phản ứng miễn dịch xảy ra ngay sau khi bạn ăn, thường gây ngứa hoặc phát ban, nhức đầu, buồn nôn, có thể đi kèm với khó thở. Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu trở nên đầy tranh cãi khi chúng ta bàn luận về tình trạng không dung nạp thực phẩm và dị ứng thức ăn chậm. Các xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng trên da đôi khi được dùng để chẩn đoán dị ứng, nhưng chúng có thể không cho ta thấy được các loại không dung nạp thức ăn khác. Các chất thường gây nhức đầu là cồn, chất tạo ngọt nhân tạo, bột ngọt và các chất tương đương.
Hiện tượng đau nửa đầu sau khi ăn
Có một vài nguyên nhân khác cũng gây đau đầu sau khi ăn, chẳng hạn do tăng huyết áp. Đây là một thông tin được lan truyền rộng trên mạng internet, nhưng một cơn đau đầu do tăng huyết áp cực kì hiếm và đó là một tình trạng cấp cứu y tế.
Tuy nhiên, tăng huyết áp không hẳn không liên quan tới nhức đầu, tương tự với việc ăn mặn. Nhiều người trong chúng ta ăn quá nhiều muối, và có sự liên quan giữa việc ăn nhiều muối với các cơn nhức đầu. Trong nhiều ca bệnh, thức ăn mặn có mối quan hệ với bột ngọt và các chất tương đương.
Nhắc đến những dấu hiệu ngầm báo vấn đề sức khỏe liên quan đến thói quen ăn uống, người ta thường chỉ nghĩ đến các triệu chứng cơ bản như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu… Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng cảm giác đau đầu sau khi ăn cũng có thể là một dấu hiệu phổ biến cho thấy tình hình sức khỏe tốt hay xấu. Bởi vậy, nếu nhận thấy cơ thể thường xuất hiện dấu hiệu này sau bữa ăn thì hãy cẩn thận, vì rất có khả năng bạn đang phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật sau.
Hạ đường huyết sau bữa ăn
Một cơn đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng hạ đường huyết sau ăn. Hạ đường huyết sau ăn còn được gọi là hạ đường huyết phản ứng. Bệnh thường xảy ra khi lượng đường trong máu đột ngột giảm và xuất hiện trong vòng 4 giờ kể từ khi dùng bữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này, trong đó chủ yếu là do ảnh hưởng từ các căn bệnh như tiểu đường, u tuyến tụy, rối loạn hormone… Ngoài ra, bệnh đôi khi còn là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn không đúng bữa, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia…
Ngộ độc thực phẩm
Ngay sau bữa ăn, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện cảm giác đau đầu đi kèm với buồn nôn, đau bụng… thì bạn hãy ngay lập tức đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm, virus, vi khuẩn, các chất độc hại có trong các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ tấn công khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, hệ thống thần kinh bị tê liệt và hệ quả thường thấy là những cơn nhức đầu kéo dài.
Rối loạn TMJ
Chứng rối loạn TMJ (khớp thái dương – hàm) có thể được phát hiện thông qua các cơn nhức đầu sau bữa ăn. Khớp thái dương – hàm là phần khớp kết nối hàm dưới với phần sọ (xương thái dương) nằm ở phía trước tai của bạn. Khi phần khớp này bị rối loạn, bạn sẽ thấy rất khó để có thể đóng và mở miệng một cách tự nhiên. Thêm vào đó, việc nhai và nuốt thức ăn với lực mạnh và thường xuyên khi bị rối loạn TMJ có thể gây ra những cơn nhức đầu gần khu vực thái dương.
Chứng không dung nạp thực phẩm
Rất nhiều người lầm tưởng rằng, chứng không dung nạp thực phẩm chính là ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, sự thực là đây là hai chứng bệnh khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau, dù chúng có chung một triệu chứng là đau đầu sau bữa ăn. Không dung nạp thức ăn là hệ quả của việc người bệnh quá mẫn cảm với một loại thực phẩm nào đó nhưng không đến mức gây dị ứng. Nó chỉ tác động vào quá trình tiêu hóa khiến cơ thể lập tức đào thải loại thực phẩm đó ngay sau khi bạn vừa ăn.
Vậy bạn có thể làm gì với các cơn đau đầu kiểu này? Dưới đây là các mẹo để giúp bạn đối phó với chúng:
– Đi khám bác sĩ: đau đầu sau khi ăn là một việc không bình thường. Do đó bạn nên đi khám bác sĩ và giải thích về các triệu chứng bạn gặp phải trước khi bạn dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc này có thể làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn và thường không chỉ rõ được nguyên nhân gây đau đầu.
– Ăn uống lành mạnh: trong hầu hết các trường hợp đau đầu sau khi ăn, câu trả lời cho vấn đề chính là ăn uống lành mạnh. Hãy để ý tới các loại thức ăn tinh luyện, đặc biệt là đường và các chất tạo ngọt nhân tạo, bột tinh luyện và các phụ gia. Ăn uống đúng bữa, đủ bữa và đừng ăn quá nhiều đường hoặc uống quá nhiều rượu mà không ăn chung với thức ăn lành mạnh.
– Uống đủ nước: bạn có thể làm được điều này.
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: