Ung thư bàng quang là bệnh ung thư nguyên hiểm nhất của hệ tiết niệu, tỷ lệ mắc bệnh này ở mức trung bình chỉ sau các bệnh ung thư phổi, dạ dày, gan, vú, vòm mũi họng.Do các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm hơn.
fucoidan thuoc tri ung thu
Nước tiểu có lẫn máu
Một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư bàng quang là nước tiểu có lẫn máu. Thế nhưng, nhiều người lại chủ quan bỏ qua, hoặc nhầm lẫn sang bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, cách tốt nhất là khi thấy xuất hiện dấu hiệu này thì nên đi khám phụ khoa sớm để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Đi tiểu thấy bỏng rát
Khi đi tiểu mà bạn cảm thấy bỏng rát ở bộ phận sinh dục thì nhiều khả năng là bàng quang của bạn đang có vấn đề. Dấu hiệu này có thể gặp ở cả nam và nữ nên cần chủ động đi khám để tìm cách chữa bệnh kịp thời.
Đi tiểu “lắt nhắt”
Thường xuyên buồn tiểu nhưng khi đi tiểu lại thấy ra rất ít, hoặc chỉ nhỏ vài giọt thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng bàng quang, hay nặng hơn là ung thư bàng quang chứ không phải chỉ là do viêm nhiễm đường tiểu thông thường.
Tái bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần
Khi đã từng mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu và dù đã chữa khỏi vẫn thấy có dấu hiệu tái bệnh nhiều lần thì cần lập tức đi khám xem mình có đang mắc bệnh ung thư bàng quang hay không. Đặc biệt, nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung ở phái nữ nên cần chú ý điều trị triệt để.
Nước tiểu có màu sậm
Ngay khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù trong ngày bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Chân sưng to bất thường
Khi chân bạn đột nhiên sưng to bất thường, kèm theo những cơn đau lưng đột ngột thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang. Do lúc này, thận của bạn đang gặp vấn đề và bị tích trữ nước trong cơ thể. Đó là lý do vì sao đôi chân của bạn sưng phù bất thường.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang
Một số yếu tố là nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang chính là môi trường làm việc độc hại, một số tác nhân gây ung thư bao gồm: Benzidine, 40 amnodipheny, beta-naphthylamine. Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bắt nguồn từ bệnh sán máng Schistosomia haemato-bium, gây viêm nhiễm ở bàng quang do trứng của chúng hay các yếu tố gây kích thích và viêm nhiễm bàng quang lâu ngày (sỏi bàng quang, ống thông bàng quang). Yếu tố di truyền cũng nên được lưu ý vì nguy cơ cao trong gia đình có người bị ung thư bàng quang.
Ung thư bàng quang có thể được chẩn đoán qua nhiều biện pháp
Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh có thể phát hiện qua những biểu hiện như đái ra máu; đái nhiều lần, đái khó, có triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu, triệu chứng di căn, toàn thân gầy sút, sốt.
Nội soi và sinh thiết: Đây là hai phương pháp cận lâm sàng. Nội soi bàng quang là biện pháp rất quan trọng khi muốn chẩn đoán ung thư bàng quang. Với những trường hợp u lan rộng, nhiều u hoặc u to có nguy cơ xâm lấn sâu cần phải lấy mẫu hạch chậu bịt hai bên và hạch chủ bụng thông qua nội soi ổ bụng để giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh và chỉ định kế hoạch điều trị phù hợp.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Có thể thực hiện qua siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện u, hoặc chụp UIV. Ngoài việc theo dõi và đánh giá bàng quang, chụp UIV còn giúp đánh giá thận, niệu quản. Hiện nay UIV ít được chỉ định vì có siêu âm và CT thay thế. Bên cạnh đó còn có chụp CT hoặc MRI, phương pháp cho phép đánh giá khối u, mức xâm lấn ung thư, tình trạng hạch tiểu khung.
Thông thường, để chẩn đoán ung thư bàng quang hiệu quả, bác sĩ điều trị sẽ kết hợp nhiều phương pháp như hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng, phối hợp với các phương pháp cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác nhất, phòng những trường hợp sớm và xử trí thích hợp kịp thời, điều này góp phần quan trọng giúp cải thiện kết quả điều trị.
Chẩn đoán phân biệt viêm bàng quang và lao bàng quang hoặc lao đường tiết niệu:
Viêm bàng quang: Với biểu hiện rõ rệt như đái máu, đái rắt, đái buốt, hội chứng nhiễm khuẩn. Khi thử nước tiểu xuất hiện hồng cầu và bạch cầu, soi bàng quang chỉ thấy hình ảnh viêm không có u.
Lao bàng quang hoặc lao đường tiết niệu: Đối với chứng bệnh này, để phân biệt sẽ tiến hành làm xét nghiệm BK trong nước tiểu. Chụp phim UIV sẽ thấy loét lao đài thận, soi bàng quang không thấy u, thấy hình ảnh viêm lao, dung tích bàng quang bé…
Biện pháp phòng ngừa: Để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang, cách tốt nhất là chúng ta tránh tiếp xúc với các chất độc hại từ thuốc lá, hay các hóa chất gây ung thư khi làm việc trong các ngành công nghiệp, phải có bảo hộ an toàn lao động. Ngoài ra cần duy trì thực hiện chế độ ăn hợp lý, uống nhiều nước và duy trì lối sống lành mạnh.
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: