Có thể là do muỗi đốt, dị ứng… nên khiến bạn gặp phải hiện tượng ngứa da. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy ngứa da thì bạn nên chủ động đi khám ngay vì có thể là do các vấn đề sức khỏe dưới đây gây ra.
thuoc fucoidan
Ngứa thường được chia làm hai loại:
Ngứa từng vùng nhỏ: nguyên nhân thường dễ hiểu. Chẳng hạn bạn bị muỗi đốt, chỗ bị đốt sưng lên, ngứa ngáy. Hoặc trời lạnh, da tay bạn đã khô, bạn lại rửa tay bằng nước nóng và xà-bông ngày nhiều lần, mu bàn tay và các ngón tay của bạn khô càng thêm khô, sần lên, nứt nẻ và ngứa ngáy.
Ngứa toàn cơ thể: Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng ngứa toàn thân
Các nguyên nhân gây ngứa
- Các bệnh ngoài da
Bệnh nổi mề đay
Rất hay xảy ra. Da nổi những mẩn đỏ, ngứa, xuất hiện độ vài tiếng rồi biến đi, để rồi lại mọc ở chỗ khác trên da. Bệnh gây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngứa do tuổi tác
Da càng khô càng dễ bị ngứa. Da tự tiết ra một chất nhờn đặc biệt gọi là “sebum”, có tác dụng giữ cho da khỏi bị khô. Càng lớn tuổi, sự tiết chất sebum càng giảm dần (nên da trông không còn tươi mát như lúc còn trẻ). Một số các vị lớn tuổi bị ngứa quanh năm, do da không còn tiết đủ chất sebum như trước. Ngứa sẽ nặng hơn vào mùa lạnh, khi có nhiều yếu tố khác nữa làm da thêm khô.
Ngứa mùa đông
Vào mùa đông, khí lạnh làm da khô. Da khô khiến ta dễ cảm thấy ngứa. Cái lạnh làm nhiều người thích tắm nước nóng hơn bình thường. Vào những ngày lạnh quá, sưởi được bật lên để mọi người trong nhà được ấm. Nước nóng, sưởi (củi, điện hay gas) làm da càng thêm khô và ngứa. Gãi mới đã ngứa. Có người lại dùng rượu, chanh, dầu xanh… chà xát trên da, hi vọng bớt ngứa. Những chỗ do bị gãi và chà xát, trở thành sần sùi, dộp lên. Những chỗ da bị dộp lên này lại càng ngứa hơn, làm người bị ngứa càng gãi nhiều hơn. Tất cả những yếu tố kể trên gộp lại làm da càng lúc càng thêm ngứa trong mùa đông.
Bệnh cái ghẻ hay bệnh chấy, rận
Bệnh cái ghẻ, hay chấy, rận gây bởi những ký sinh trùng, lây từ người nọ sang người kia do sự chung đụng. Vì vậy, có thể vài người trong nhà cùng bị. Bệnh cái ghẻ hay gây ngứa ở những vùng như kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, nách, vú, rốn, bộ phận sinh dục, … Con cái ghẻ phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy, nhưng tạo những đường hầm đặc biệt nhìn thấy được bằng mắt thường ở những vùng bị ngứa nhiều. Người bị bệnh cái ghẻ ngứa nhiều hơn về buổi tối và ban đêm. Chấy, rận thấy được bằng mắt thường. Chấy lập nghiệp trên đầu, còn rận chạy lăng quăng trên người), hoặc định cư ở vùng háng .
Bọ thú vật cắn
Nếu bạn có nuôi chó để trông nhà, hay mèo bốn chân để bắt chuột, và bất ngờ trong nhà có người bị ngứa, bạn nhớ cẩn thận xem chó hay mèo của bạn có làm bạn với mấy chú bọ con con (fleas) hay không. Chán máu chó, mèo, mấy chú bọ có thể đổi bữa, thử máu người xem sao, chích đốt những người trong gia đình bạn, gây ngứa ở chỗ da bị chích đốt, hoặc có thể gây cả phản ứng ngứa da toàn diện.
Bệnh vảy nến
Một bệnh da nhiều người bị. Bệnh tạo những vết đỏ, dày trên da trông giống những vẩy nến. Các vết psoriasis hay hiện diện ở khuỷu tay và đầu gối, nhưng có thể mọc trên da nhiều nơi, cả ở trên đầu, trên móng tay và trong miệng.
- Các bệnh bên trong cơ thể
Mắc bệnh thận
Trong các bệnh nội thương, suy thận kinh niên là bệnh hay gây ngứa nhất. 90% những người suy thận nặng cần được lọc thận bị ngứa. Ngứa do suy thận nặng hơn về mùa hè.
Thận được biết đến là cơ quan có chức năng lọc thải độc tố trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh thận dù nặng hay nhẹ đều có thể bị ngứa da. Thậm chí, với những người mắc bệnh thận mãn tính như suy thận có thể gặp phải tình trạng ngứa da dữ dội. Nguyên nhân là do các độc tố và chất thải trong cơ thể không tự đào thải ra ngoài, từ đó khiến cơ thể tích tụ độc tố và gây ngứa da.
Rối loạn chức năng gan
Tương tự thận, gan cũng là một cơ quan quan trọng giúp cơ thể tiêu hóa và phân hủy các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vậy nên, nếu gặp tình trạng ngứa ngáy khắp cơ thể thì đừng chủ quan vì có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh về gan.
Bệnh gan có nhiều loại. Loại gây tắc nghẽn và ứ đọng mật (trong hay ngoài gan) cũng hay gây ngứa, chỉ đứng hàng thứ nhì sau bệnh suy thận kinh niên.
Bệnh về cột sống
Khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy ở vùng lưng, nhưng không bị phát ban thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh về cột sống. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bạn gặp chấn thương hoặc viêm một số phần ở tủy sống. Các dây thần kinh trong và xung quanh tủy sống khi bị tổn thương hoặc viêm nhiễm sẽ bị chèn ép lúc ngồi hay di chuyển nên gây ra cảm giác ngứa ngáy.
Bệnh Celiac
Với tình trạng ngứa dữ dội cùng những vệt đỏ hoặc mụn nước xung quanh đầu gối, khuỷu tay, mông và da đầu thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm da herpetiformis (một loại bệnh Celiac ảnh hưởng đến làn da). Điều này xảy ra là do cơ thể bạn tiêu thụ thực phẩm giàu chất gluten nhưng cơ thể không xử lý kịp thời, từ đó dẫn đến bệnh Celiac.
Bệnh tuyến giáp
Những người mắc bệnh về tuyến giáp thường chia làm 2 loại, do tuyến giáp hoạt động kém hoặc do tuyến giáp hoạt động quá mức là nguyên nhân gây ra. Chính sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnh về tuyến giáp, từ đó gây ngứa ngáy da và khiến bạn khó chịu.5% những người bị bệnh cường tuyến giáp trạng than ngứa ngáy. Ngứa bớt dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát.
Bệnh ung thư Hogkin
Hogkin là bệnh ung thư gây nổi hạch ở nhiều nơi trong cơ thể, có thể chữa trị được nếu khám phá sớm. 15% những người bị bệnh ung thư Hogkin than ngứa.
Bệnh quá nhiều chất Hemoglobin trong máu
Trong bệnh này, cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu và chất Hemoglobin lưu thông trong máu, làm máu đặc hơn bình thường. 14-52% người có bệnh này bị ngứa, nhất là sau khi tắm với nước ấm hay nước nóng. Trên đây là những bệnh được biết chắc có thể gây ngứa. Nhiều bệnh khác như tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, thiếu máu do thiếu chất sắt, các bệnh ung thư khác ngoài bệnh Hogkin… có thể gây ngứa. Ngoài ra, các trạng thái căng thẳng tinh thần, và một số bệnh tâm thần cũng khiến nhiều người cảm thấy ngứa ngáy. Chứng ngứa này được gọi là ngứa tâm lý. Tuy nhiên, chỉ nên định bệnh là ngứa tâm lý, sau một thời gian tìm hiểu và theo dõi, để biết chắc là không có một tật bệnh nào khác quan trọng trong cơ thể gây ra chứng ngứa.
Bạn nên làm gì khi bị ngứa?
– Nếu mới ngứa vài ba ngày, trên da không thấy có gì lạ, nguyên nhân của ngứa có thể chỉ là những gì thông thường: ngứa mùa đông (nếu trong mùa lạnh), do mới dùng một thuốc gì lạ, … Bạn có thể thử dùng những thuốc chữa ngứa như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, … mua ngoài nhà thuốc, trong lúc cố tìm nguyên nhân gây ngứa để tránh. Dùng những thuốc này, khi lái xe, hoặc điều khiển những máy móc nguy hiểm, bạn nên cẩn thận, vì thuốc hay làm người ngầy ngật, buồn ngủ. Thuốc Claritin nay mua không cần toa, uống không buồn ngủ.
– Nếu đang trong mùa lạnh, bạn nên tắm mau với nước vừa đủ ấm, và dùng những loại xà-bông không làm mất nhiều chất nhờn của da như xà-bông Dove. Không dùng xà-bông lại càng tốt, hoặc chỉ dùng ở những vùng nhiều mồ hôi như nách, háng, khuỷu tay, khuỷu chân.
– Không nên tắm ngày nhiều lần. Sau khi tắm, nên thoa da bằng những loại lotion làm da bớt khô như Keri lotion, Vaseline lotion
– Không nên chà xát da với rượu, chanh, dầu xanh, … Và xin… cố đừng gãi. Bạn cũng đừng mặc đồ len trực tiếp trên da.
– Không nên tiếp xúc nhiều với thú vật nuôi. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Trường họp của bạn cần phát hiện chính xác nguyên nhân gây ngứa, kiên trì điều trị theo đơn thuốc đã được bác sĩ kê, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: