Nôn ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh, có thể là bệnh nhẹ tới nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy hiện tượng này, bạn đừng quá hoảng sợ, hãy đến bệnh viện để thăm khám ngay.
fucoidan trị ung thư
Trong nhiều trường hợp, nôn ra máu chỉ là do cơ thể suy nhược hay đau họng, nhưng ở các trường hợp khác, nôn ra máu lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Nôn ra máu là gì?
Nôn ra máu hay còn gọi là ói ra máu là hiện tượng thải ra một lượng máu nhất định. Tuy nhiên, số lượng máu có thể thay đổi khá nhiều. Trong nhiều trường hợp, bạn không nên lo lắng quá bởi nguyên nhân có thể là nuốt máu từ một một chấn thương ở miệng hoặc chảy máu mũi.
Nhưng nôn ra máu thường là một triệu chứng đáng sợ, là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm hơn như chấn thương bên trong, xuất huyết nội tạng hoặc vỡ nội tạng.
Máu nôn ra thường có màu nâu, đỏ thẫm như bã cà phê hoặc đỏ tươi. Màu sắc và độ sánh của máu bệnh nhân nôn ra thay đổi theo nguyên nhân xuất huyết, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Tại sao xảy ra hiện tượng nôn ra máu?
Nếu bạn bị nôn ra máu, điều đó có nghĩa là có tổn thương ở trong cơ thể và dẫn đến chảy máu ở thực quản, dạ dày hay tá tràng (phần đầu của ruột non).
Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp của tình trạng nôn ra máu, để từ đó bạn có thể hình dung rõ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tự chẩn đoán bệnh cho bản thân mà cần phải khám mới xác định chính xác được nguyên nhân.
Loét tá tràng
Loét tá tràng là căn bệnh có dấu hiệu nôn ra máu nhiều nhất. Bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau vùng thượng vị. Thông thường, bạn sẽ đau nhiều khi đói và bớt đau khi no. Khi bệnh trở nặng, vi khuẩn ăn mòn vào mạch máu, gây hiện tượng nôn ra máu.
Loét dạ dày hoặc viêm dạ dày nghiêm trọng
Nếu nôn ra máu đồng thời kèm theo cảm giác nóng rát hay cồn cào ở bụng, nhất là vùng bụng trên rốn, có thể bạn bị viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Chảy máu xảy ra khi vết loét hay hiện tượng viêm gây tổn thương mạch máu nằm dưới.
Loét dạ dày cũng gây nôn ra máu, chiếm tỉ lệ lên tới 20% các bệnh gây nôn ra máu. Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do căng thẳng, ăn uống không khoa học… Loét dạ dày gây đau bụng thượng vị, cảm giác đau tăng dần khi bạn ăn quá no, giảm khi bạn uống thuốc trung hòa axit. Nếu loét tới các mạch máu sẽ gây nôn ra máu, phân đen.
Viêm dạ dày cũng giống như loét tá tràng đều do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, do tăng bạch cầu ưa xit, do thuốc, hóa chất, thức ăn… Bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu, sung huyết khi thành dạ dày ma sát với các thực phẩm cứng. Chính vì thế, khi các bệnh nhân viêm dạ dày ăn các đồ cay, nóng, cứng (mà không nhai kĩ)… sẽ dễ bị nôn ra máu.
Ung thư dạ dày
Đây là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm của đường tiêu hóa. Nhũng biểu hiện đầu tiên của bệnh là mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn, sụt cân,… rất giống với viêm dạ dày. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ rất ít khi được phát hiện sớm vì biểu hiện của nó giống với nhiều căn bệnh khác. Bệnh ung thư dạ dày gây nên hiện tượng loét dạ dày và dẫn tới nôn ra máu.
Giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là hiện tượng tĩnh mạch trong thực quản bị căng và ứ máu. Khi căng giãn quá mức, tĩnh mạch sẽ vỡ ra và gây chảy máu, nhưng lại thường không gây đau đớn. Tình trạng này xảy ra thường do bệnh gan liên quan đến uống rượu.
Nguyên nhân của bệnh là do sự giãn đột ngột các tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản, thường bệnh này sẽ đi kèm với bệnh gan. Nôn ra máu do tĩnh mạch thực quản thường là nôn ồ ạt, có thể kèm theo thức ăn và máu thường có màu sẫm. Tỉ lệ tử vong do bệnh giảm tĩnh mạch thực quản chiếm khoảng 5-7%.
Nếu bác sĩ nghi ngờ về hiện tượng giãn tĩnh mạch thực quản khiến bạn bị nôn ra máu, bạn nên nhập viện ngay lập tức.
Viêm loét thực quản
Viêm thực quản hay còn gọi là loét thực quản, nguyên nhân do vi khuẩn, do uống thuốc quá liều gây tổn thương thực quản… Máu nôn ra thường có màu đỏ sẫm kèm theo thức ăn, đôi khi máu có màu đỏ tươi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: đau tức ngực, cơn đau tăng khi bạn uống nước hay ăn cơm. Cơn đau giảm khi bạn đói. Bạn thường xuyên có cảm giác nghẹn ở cổ họng khi ăn uống.
Trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD) xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi ở mức độ nặng, nó có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc thực quản và dẫn đến chảy máu.
Rách thực quản
Khi nôn quá nhiều, niêm mạc trong thực quản có thể bị tổn thương, rách và gây chảy máu.
Ung thư thực quản
Cùng với các bệnh ung thư về đường tiêu hóa khác thì ung thư thực quản có rất ít biểu hiện ở giai đoạn đầu, với các dấu hiệu chung chung như nuốt khó, gây đau, hơi thở hôi… Ung thư thực quản gây nôn ra máu khi nó đi sâu vào tĩnh mạch máu.
Xơ gan
Xơ gan có nguyên nhân do nhiều bệnh gan mãn tính làm cho cấu trúc gan bị thay đổi bất thường các mô xơ, mô sẹo không còn đảm bảo chức năng. Xơ gan là giai đoạn gần nhất với ung thư gan, các tế bào gan bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng. Xơ gan gây áp lực trong gan, áp lực lên tĩnh mạch thực quản. Nôn ra máu do tĩnh mạnh giãn quá to làm vỡ tĩnh mạch.
Chấn thương
Rất nhiều chấn thương ở vùng bụng gây nôn ra máu, nhưng thường không nôn ồ ạt. Những chấn thương như vết đạn bắn, đập mạch, bị đâm… tại vùng bụng sẽ gây vỡ mạch máu, rách dạ dày dẫn tới bị nôn ra máu. Máu khi nôn có thể có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, cũng có thể kèm theo thức ăn.
Nuốt phải máu
Trường hợp nuốt phải máu vẫn thường xảy ra, ví dụ như chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc thậm chí bạn còn thấy xuất hiện máu đen trong phân.
Hội chứng Mallory Weiss
Hội chứng Mallory Weiss là xuất huyết đường tiêu hóa trên do rách niêm mạc ở đường thực quản tới dạ dày. Hội chứng này do uống rượu say, nôn ói nhiều, khi nôn thường nôn thức ăn kèm máu. Nôn ra máu do hội chứng Mallory Weiss có thể cầm máu được nhưng cũng rất nhiều trường hợp không thể cầm máu dẫn tới kiệt sức do mất máu quá nhiều phải cấp cứu.
Nguyên nhân ít phổ biến hơn
Nôn ra máu có đến từ một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn như:
– Uống phải độc chất như asen hay axit khác.
– Bệnh về máu như giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, bệnh hemophilia (máu khó đông) hay thiếu máu.
– Ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, ung thư có thể xảy ra ở những người lớn hơn 55 tuổi và giảm cân. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trừ khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh và nguyên nhân nôn ra máu cũng rất rõ ràng (theo bác sĩ chẩn đoán)ví dụ như do nuốt phải máu chảy từ mũi xuống. Còn không, bạn nên đi đến thẳng bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ngay.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu và nội soi dạ dày để xác định nguyên nhân. Điều này rất quan trọng để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra máu.
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: