Ung thư vú là một bệnh nguy hiểm. Tác hại của nó dễ gây hiểu lầm đối với nhiều người. Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu
1. Chỉ những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú mới chịu nhiều rủi ro mắc bệnh
Thực tế: Khoảng 70% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú mà không rõ nguyên nhân mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng phải cân nhắc đến yếu tố tiểu sử gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Phụ nữ có người thân ở mức độ 1 (mẹ, chị/em gái, con gái) bị ung thư vú có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ không có người thân mắc bệnh này. Phụ nữ có hai người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ cao hơn.
2. Mặc áo ngực có gọng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Thực tế: Quan điểm cho rằng mặc áo ngực có gọng sẽ hạn chế hệ thống bạch huyết, gây ra độc tố tích tụ trong ngực dẫn đến ung thư đã được chứng minh là sai và không khoa học. Sự thật là bất cứ loại áo ngực nào hoặc việc mặc áo ngực quá chật không liên quan đến bệnh ung thư vú.
3. Hầu hết các khối u đều là u ác tính
Thực tế: Khoảng 80% u cục tại vùng ngực phụ nữ là u lành tính như u nang, u xơ, u tuyến vú…Tuy nhiên phụ nữ vẫn được khuyến cáo nên đi khám ngay lập tức nếu phát hiện ra những thay đổi tại vùng ngực, vì những khối u lành tính này có thể phát triển thành u ác tính. Bác sỹ có thể chụp quang tuyến vú , tiến hành siêu âm, hoặc sinh thiết để xác định xem khối u đó có phải là khối u ác tính hay không
4. Để khối u tiếp xúc với không khí trong khi phẫu thuật khiến cho ung thư lây lan
Thực tế: Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, phẫu thuật không phải là nguyên nhân gây ung thư vú và nó không làm ung thư vú lây lan. Dù cho một số thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng loại bỏ các khối u nguyên phát đôi khi làm cho ung thư di căn và phát triển, nhưng chỉ là tạm thời. Điều này vẫn chưa được chứng minh ở người.
5. Phẫu thuật tạo hình ngực có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Thực tế: Theo các nghiên cứu mới đây, phẫu thuật tạo hình ngực không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, đối với các phụ nữ đã từng trải qua loại hình phẫu thuật này, sẽ rất khó để phát hiện ra ung thư vú nếu chỉ chụp nhũ ảnh thông thường. Để chẩn đoán đúng bác sỹ sẽ phải khám tuyến vú và phải kết hợp với một số xét nghiệm khác như siêu âm tuyến vú, hay sinh thiết ở vú.
6. Cứ 8 người có 1 người mắc ung thư vú
Thực tế: Nguy cơ mắc ung thư vú liên quan nhiều đến độ tuổi. Nếu phụ nữ đang trong độ tuổi 33, thì cứ 233 người sẽ có 1 người mắc ung thư vú. Câu “cứ 8 người có 1 người mắc ung thư vú” chỉ áp dụng cho phụ nữ trong độ tuổi 85.
7. Dễ mắc ung thư vú nếu dùng các sản phẩm lăn khử mùi
Thực tế: Nhiều người nghĩ chất Paraben có nhiều trong các sản phẩm lăn khử mùi có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư vú, do nó có đặc tính gần giống estrogen. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận, không tìm thấy gốc Paraben trong các khối u ung thư.
8. Phụ nữ ngực nhỏ ít có nguy cơ mắc ung thư vú
Thực tế: Không có bất cứ mối liên hệ nào giữa kích cỡ của ngực và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Những phụ nữ ngực to có thể sẽ gặp chút khó khăn khi kiểm tra, chụp chiếu hơn những người có ngực nhỏ. Dù ngực bạn có kích thước như thế nào, thì việc khám và kiểm tra thường xuyên vẫn là điều rất cần thiết để phát hiện và điều trị sớm ung thu vú.
9. Ung thư vú luôn có triệu chứng là xuất hiện khối u
Thực tế: Xuất hiện cục u ở vùng ngực chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng cảnh báo về ung thư vú. Phụ nữ nên đề phòng với tất cả những thay đổi ở vùng ngực bao gồm dày da hoặc đỏ da tại vùng ngực, thay đổi hình dạng núm vú, chảy dịch ở núm vú.
Ung thư vú đã di căn hạch bạch huyết có thể gây ra khối phồng hoặc cục xung quanh xương đòn hay hố nách. Thậm chí, khối phồng có thể xảy ra trước khi bạn cảm nhận được có khối u cục trong tuyến vú. Vì thế nếu bạn nhận thấy các triệu chứng này, hãy gặp bác sỹ để được tư vấn và khám kịp thời.
10. Sẽ không mắc ung thư vú sau khi đã cắt bỏ vú
Thực tế: Một số phụ nữ vẫn bị ung thư vú sau khi cắt bỏ tuyến vú, có trường hợp ở chính tại khu vực đã cắt. Có thể gốc ung thư đã lan rộng trước đó. Đối với những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao và phải cắt bỏ bộ ngực như một biện pháp phòng ngừa, vẫn còn nguy cơ mắc phải căn bệnh, dù là rất nhỏ. Theo nghiên cứu, nguy cơ bị ung thư ở những người đã cắt bỏ ngực giảm trung bình 90%.
11. Tiền sử mắc ung thư vú từ gia đình bên nội (bố) không ảnh hưởng nhiều như từ bên ngoại (mẹ)
Thực tế: Tiền sử mắc bệnh của gia đình bên nội cũng có ảnh hưởng như tiền sử từ gia đình bên ngoại của bạn.
12. Caffein gây ra ung thư vú
Thực tế: Nhiều người lo ngại caffein sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú, tuy nhiên, trên thực tế, caffein thậm chí còn giúp giảm rủi ro này. Cho đến nay vẫn chưa hề có kết luận liệu đau ngực có liên quan đến caffeine hay không.
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: