Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để điều trị ung thư. Phương pháp xạ trị thường được kết hợp với phương pháp hóa trị và phẫu thuật để điều trị ung thư.
Xạ trị có thể được sử dụng:
– Là phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư thanh quản (xạ trị đơn độc). Phương pháp này thường được áp dụng với những bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
– Xạ trị trước phẫu thuật: nhằm giúp thu nhỏ kích thước khối u, hỗ trợ quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u tối đa.
– Xạ trị sau phẫu thuật: Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư còn xót lại sau phẫu thuật.
Xạ trị được chia thành 2 loại chính là xạ trị bên ngoài và xạ trị áp sát.
– Xạ trị bên ngoài: Đây là phương pháp điều trị ung thư thanh quản sử dụng tập chung tia bức xạ bên ngoài cơ thể. Thông thường một đợt điều trị được thực hiện 5 ngày/tuần và kéo dài trong vài tuần.
– Xạ trị áp sát: Trong phương pháp điều trị này, bác sỹ sẽ tiến hành sử dụng một ông nội soi dẫn vào cổ họng bệnh nhân để đặt chất phóng xạ gần với khối u.
Phương pháp xạ trị áp sát thường đươc sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân ung thư thanh quản ở giai đoạn phát triển nhằm thu nhỏ tối đa kích thước khối u, giúp bệnh nhân nuốt và nói dễ dàng hơn. Kỹ thuật này không được chỉ định dùng trong trường hợp khối u lớn, vì vậy đây chỉ được đánh giá là một biện pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, không được coi là một phương pháp điều trị ung thư thanh quản.
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
– Vùng da chiếu xạ bị phồng rộp, cháy, mẩn đỏ.
– Buồn nôn và nôn.
– Cơ thể mệt mỏi
– Khô miệng.
– Đau vướng khi nuốt.
Những triệu chứng phụ thuộc vào liều chiếu xạ và thời gian chiếu xạ.