Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là một phần rất quan trọng trong điều trị ung thư dạ dày. Ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe ổn định và hỗ trợ quá trình chữa trị hiệu quả hơn. Vậy người bị ung thư dạ dày nên ăn gì?
Mục lục
Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho người bệnh ung thư nói chung và cả đối với bệnh nhân ung thư dạ dày. Dinh dưỡng chuẩn và khoa học trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh:
- Cảm giác được thỏa mái hơn
- Hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể giúp duy trì sức khỏe và năng lượng
- Duy trì cân nặng và nguồn dinh dưỡng dự trữ
- Dung nạp các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Giúp Nhanh hồi phục tổn thương.
Lưu ý về vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
Ăn nhiều bữa trong ngày
Người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn để ăn nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính. Điều này giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm triệu chứng buồn nôn mà vẫn cung cấp đầy đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết.
Uống đủ nước
Cung cấp đủ chất lỏng trong quá trình điều trị ung thư rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Người bị ung thư dạ dày nên uống khoảng 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh các loại đồ uống chứa caffeine vì chúng làm tăng nguy cơ mất nước.
Sử dụng các sản phẩm từ sữa một cách thận trọng
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý khi sử dụng các sản phẩm này nếu đã điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật. Phương pháp điều trị này có thể dẫn đến tình trạng không dung nạp đường sữa. Do đó, sau khi phẫu thuật, người bệnh nên đưa sữa vào cơ thể một cách từ từ để xem có xảy ra phản ứng bất thường nào hay không.
Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, đặc biệt là đối với người có vấn đề về dạ dày. Một số lưu ý nhỏ trong quá trình nấu ăn mà bạn nên tham khảo bao gồm:
- Mua các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Rửa tay thường xuyên trong lúc chuẩn bị thức ăn
- Sử dụng dao và thớt khác nhau khi cắt thịt sống và rau sống
- Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm trước khi ăn
- Thức ăn còn dư cần cho vào tủ lạnh và bảo quản ngay lập tức
Hạn chế các thực phẩm có hại cho dạ dày
Người bệnh nên tránh các thực phẩm có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, bao gồm:
- Thức ăn cay như tiêu, ớt
- Đồ ăn chua như cóc, xoài, bưởi, giấm
- Thực phẩm quá khô cứng
- Rượu bia, thức uống có cồn, cà phê
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia, chất bảo quản
Bệnh nhân cần tránh những thực phẩm nào?
Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cắt giảm các thực phẩm có chứa chất ngọt như đường, kẹo, nước trái cây nhiều đường. Có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.
- Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…
- Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…
- Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày
- Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.
Ung thư dạ dày nên ăn gì?
Điều trị ung thư là một quá trình chiến đấu bền bỉ. Do đó, để đảm bảo giữ gìn cân nặng và sức khỏe tốt nhất, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu protein
Protein có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận diện và sửa chữa tế bào. Nó cũng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi bị bệnh. Do đó, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein vào khẩu phần ăn của mình. Để tăng cường protein, người bệnh nên uống thêm sữa, ăn nhiều trứng, phô mai, thịt gà, cá, các loại hạt, đậu nành…
Thực phẩm giàu sắt, canxi và vitamin D
Người bệnh cũng cần bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau xanh và trái cây sấy khô.
Các thực phẩm giúp cung cấp canxi là cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, phô mai, bánh mì. Trong khi đó, vitamin D thường được tìm thấy trong bơ, các loại cá chứa dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ…) và trứng.
Thực phẩm giàu chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, bắp cải và các loại rau xanh là những loại thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh ung thư dạ dày vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó chịu. Do đó, người bệnh cần tránh tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này cùng một lúc. Đồng thời, việc chế biến món ăn nên kết hợp các thực phẩm giàu chất xơ với các thực phẩm dễ tiêu hóa khác để giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Trong đậu nành có chứa nhiều isoflavone. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, người bệnh nên ăn thêm đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành khác để hỗ trợ điều trị bệnh.
Một lưu ý nhỏ là người bị ung thư cần tránh các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Do đó, tốt nhất là nên chế biến món ăn theo cách luộc, hấp hoặc hầm để đảm bảo sức khỏe.
Ung thư dạ dày nên ăn gì? Các loại nấm
Các loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm mèo… chứa rất nhiều dưỡng chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bị ung thư. Hợp chất polysaccharide trong nấm có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. Thêm vào đó, nấm còn chứa nhiều selen và vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?
Theo Hiệp hội Ung thư Canada, người mắc bệnh ung thư dạ dày di căn (giai đoạn cuối) thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa thức ăn hơn những người mắc ung thư dạ dày giai đoạn sớm hơn. Các vấn đề có thể thường thấy đó là:
Bệnh nhân ung thư dạ dày di căn thường trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày một phần hoặc toàn bộ hoặc phương pháp hóa trị liệu làm cho:
- Các tế bào, tuyến, hệ thống thần kinh dạ dày bị ảnh hưởng.
- Cơ thắt thực quản và cơ thắt môn vị bị suy giảm chức năng.
- Tác dụng phụ của hóa trị và các phương pháp điều trị khác.
Những điều trên đã dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn ở bệnh nhân ung thư, không những vậy việc tiêu hóa thức ăn trở nên ngày một kém đi.
Điều này làm cho người bệnh hấp thu chất dinh dưỡng ít hơn mức bình thường dẫn tới cơ thể suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Do vậy, bệnh nhân ung thư dạ dày di căn rất cần sự chăm sóc của mọi người xung quanh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự động viên tinh thần. Sau đây là một số gợi ý:
- Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả trái cây tươi,…
- Nên ăn chín uống sôi, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, trứng, sữa…
- Tuyệt đối kiêng ăn mặn và các thực phẩm cay nóng gây hại dạ dày.
Các sản phẩm thuốc Fucoidan
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: