Dấu hiệu nhận biết sớm các bệnh đường ruột. Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột

Khi đường ruột gặp bất kỳ một vấn đề nào nó cũng sẽ gây ra những tổn hại nhất định đến sức khỏe. Nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường để phòng ngừa bệnh là việc cần thiết.

công dụng thuốc fucoidan

Đường ruột là cơ quan tiêu hóa vô cùng quan trọng trong cơ thể. Khi đường ruột có vấn đề, nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định đến sức khỏe.

Hiện nay có không ít người thường xuyên phải chịu đựng sự phiền toái hay nhưng cơn đau hành hạ do các bệnh đường ruột gây ra. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên họ luôn xem nhẹ những triệu chứng mà đường ruột đã phát tín hiệu cảnh báo từ trước hậu quả khiến bệnh trầm trọng, khó điều trị thậm chí dẫn đến tử vong.

Muốn bảo vệ tốt cơ quan tiêu hóa này việc phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo và có cách dự phòng ngay từ ban đầu là điều hết sức cần thiết. Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng điển hình của một số bệnh đường ruột mà chúng ta nên đặc biệt lưu ý.

  1. Thường xuyên bị đi ngoài

Sau khi ăn xong có hiện tượng đi ngoài, có khi do ăn thức ăn không cẩn thận hoặc hơi bị nguội cũng bị đi ngoài.

Nếu tình trạng đi ngoài và táo bón thường xuyên luân phiên xảy ra hơn nữa khi táo bón phân có dịch nhầy, khi tiêu chảy phân lỏng như nước. Thậm chí có lúc cảm thấy trướng bụng muốn đi đại tiện nhưng lại không có phân.

Nếu đường ruột của bạn có những dấu hiệu này bạn cần nghĩ ngay đến bệnh viêm đường ruột dị ứng mãn tính.

  1. Bị đau bụng trong khi chạy hoặc đi bộ

Khi đang chạy hoặc đi bộ bạn cảm thấy đau một bên bụng, thường xuyên đau quặn từng cơn. Thậm chí có lúc sau khi trung tiện hoặc xoa bụng thấy dễ chịu hơn nhưng thấy vùng bụng xuất hiện cục cứng, khi hết đau cục cứng cũng mất đi. Khi có dấu hiệu này bạn cần cảnh giác đến bệnh viêm đại tràng co thắt.

  1. Thấy buồn nôn, nôn ra máu sau khi ăn

Sau khi ăn thường xuyên có cảm giác đau ở vùng bụng kèm theo buồn nôn, nôn mửa, có lúc còn xuất hiện tình trạng nôn ra máu.

Nếu lúc trước có tiền sử bệnh dạ dày gần đây bệnh tình có chiều hướng trở nặng hoặc lúc trước không bị dạ dày, gần đây mới bị và kèm theo sút cân, thiếu máu, chán ăn, sờ thấy có khối u ở vùng bụng. Đối với những triệu chứng này bạn hãy nghĩ đến bệnh ung thư dạ dày.

  1. Thấy đau bụng, buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn

Sau khi ăn thấy đau ở vùng thượng vị có lúc còn thấy buồn nôn, nôn, có cảm giác đầy bụng. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa thu, cơn đau có tính quy luật nhất định. Khi ăn đồ ăn cay nóng, tâm trạng bất ổn sẽ thấy xuất hiện tình trạng trên.

Nếu thấy mình có những dấu hiệu trên hãy cẩn thận có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày.

  1. Bị nôn, nóng bụng

Nếu ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh hoặc ăn uống lung tung, đồ ăn bị nguội sẽ dễ bị đau bụng ỉa chảy, thậm chí có lúc còn xuất hiện tình trạng nóng bụng và buồn nôn. Đây có thể là triệu chứng của bệnh kiết lị và bệnh viêm đường ruột cấp tính.

  1. Đột ngột đau quặn bụng

Vùng thượng vị đột ngột xuất hiện cảm giác đau dữ dội. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này có thể là do đồ ăn hằng ngày không hợp vệ sinh hoặc bị nguội.

Nếu kèm theo các dấu hiệu đứng ngồi không yên, mặt tái xanh, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Ngoài ra ở chính giữa bụng thấy có cục cứng rắn nhưng lại không thể sờ vào được hơn nữa mấy tiếng sau lại tự mất đi. Nếu vậy bạn hãy nghĩ đến bệnh co thắt dạ dày.

Nhưng nếu bụng của bạn rất cứng nhưng không thể chạm vào được. Vậy bạn cần cảnh giác đến bệnh loét dạ dày tá tràng.

  1. Hai tiếng sau khi ăn thấy xuất hiện cơn đau dạ dày

2 tiếng sau khi ăn thường xuyên thấy đau dạ dày, thậm chí cơn đau xuất hiện lúc nửa đêm khiến bạn tỉnh giấc nhưng sau khi ăn một chút đồ ăn sẽ thấy cơn đau dịu bớt, ngoài ra còn kèm theo tình trạng ợ chua.

Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Vị trí đau ở bên phải bụng, cơn đau có quy luật nhất định.

Nếu thấy mình có những dấu hiệu trên bạn hãy cảnh giác đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

  1. Thường xuyên thấy đầy bụng

Sau khi ăn xong luôn có cảm giác đầy bụng, cảm giác này có khi kéo dài suốt cả ngày. Tuy bị nấc nhưng không thấy vị chua, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân, da mặt xanh. Những triệu chứng này chủ yếu xuất hiện ở người già.

Đây là những dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày hoặc viêm teo dạ dày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại vi khuẩn có lợi giúp cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên đa số trong chúng ta chỉ biết mỗi sữa chua có chứa lợi khuẩn. Thực ra, ngoài việc uống sữa chua, còn có khá nhiều cách để bổ sung lợi khuẩn.

  1. Ăn các loại quả mọng trộn sữa chua

Chuyên gia dinh dưỡng Papes tại Bệnh viện St. Francis (Mỹ) cho biết, khi trộn chung sữa chua với các loại quả mọng (việt quất, anh đào, dâu tây, mâm xôi, nho, sơ ri…) chứa nhiều chất chống oxy hóa, pha thêm bột yến mạch không đường hoặc ít đường có thể trở thành món ăn sáng bổ dưỡng, giúp cơ thể bổ sung lợi khuẩn, rất tốt cho sức khỏe.

  1. Salad hoa quả sữa chua

Khi chúng ta làm salad trái cây, có thể thay nước sốt salad bằng sữa chua. Một điểm cần lưu ý, lợi khuẩn không tồn tại được ở môi trường nhiệt độ cao, vì vậy nên giữ lạnh để tránh mất đi lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể.

  1. Ăn các loại rau cải chua

Rau cải chua chứa rất nhiều lợi khuẩn. Người phương Tây thường ăn rau bắp cải muối chua của Đức (sauerkraut), hoặc muối củ cải trắng, dưa chuột (dưa leo), bắp còi (đậu bắp).

Tập san Nghiên cứu Y khoa Mỹ (American Journal of Medical Sciences) từng đăng bài viết cho biết, kim chi Hàn Quốc cũng là món chứa nhiều lợi khuẩn.

Các loại rau muối chua nói trên thường ăn kèm với các món ăn lạnh như món thịt đông.

  1. Canh tương đỗ

Canh xốt tương đỗ (Doenjang Jjigae) là món ăn truyền thống của các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, nguyên liệu chủ yếu là đậu phụ, bí ngòi, tương đỗ và gia vị nêm nếm.

Tương đỗ (giống tương bần của Việt Nam) được lên men từ đỗ tương (đậu nành), chứa nhiều lợi khuẩn tiêu hóa protein như vi khuẩn axit lactic.

Người Nhật có câu châm ngôn: “Mỗi ngày ăn một bát canh tương đỗ, sẽ không cần dùng đến thuốc chữa bệnh”.

  1. Ẩm thực một số nước

Trà Kombucha có nguồn gốc tại khu vực giáp ranh đại lục Á – Âu Kavkaz (Nga) là loại nước uống giải khát lên men từ trà chứa nhiều lợi khuẩn; một số sản phẩm lên men từ đỗ tương tại các nước Đông Nam Á; sữa lên men kefir (Nga).

Hàm lượng lợi khuẩn chứa trong các sảm phẩm lên men nói trên đều tương đối cao, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe của bạn.

  1. Ăn nhiều rau quả

Nhiều loại rau, quả như táo xanh, chuối, măng tây, các loại đậu, tỏi, hành tây, hẹ, các sản phẩm từ lúa mì đều chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, kích thích tiêu hóa.

Thông tin hữu ích

SALE!Nano Fucoidan

Mục lục

NANO FUCOIDAN

NOT RATED7,950,000VNĐ7,800,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

king-fucoidan-1

KING FUCOIDAN

NOT RATED5,600,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!Fucoidan Brown Seaweed Extract

FUCOIDAN BROWN SEAWEED EXTRACT

NOT RATED800,000VNĐ 700,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!okinawa-180-vien

OKINAWA FUCOIDAN KANEHIDE 180 VIÊN

NOT RATED2,700,000VNĐ2,450,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

best-fucoidan-2

BEST FUCOIDAN 300MG 60VC

NOT RATED900,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!Nano Fucoidan

NANO FUCOIDAN

NOT RATED7,950,000VNĐ7,800,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!okinawa-180-vien

OKINAWA FUCOIDAN KANEHIDE 180 VIÊN

NOT RATED2,700,000VNĐ2,450,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

umi-fucoidan-moi-1

UMI NO SHIZUKU FUCOIDAN

NOT RATED6,300,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

best-fucoidan-2

BEST FUCOIDAN 300MG 60VC

NOT RATED900,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio

Giá: 2.200.000 VND

Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.


Liên hệ:

vuon cuc phuong 100

Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương

Bài viết cùng chủ đề:

comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *