Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giữa thực phẩm, thức ăn, tình trạng dinh dưỡng, lối sống có liên quan đến phát sinh một số loại ung thư nào đó, vì vậy việc phòng ngừa ung thư bằng chế độ dinh dưỡng là một hứa hẹn đầy triển vọng.

fucoidan trị ung thư

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong quá trình điều trị sẽ giúp cho bệnh nhân tăng cường thể lực, giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của thuốc và bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn…

Nếu yếu tố di truyền và một số yếu tố thuộc môi trường tự nhiên là những yếu tố khó can thiệp để phòng bệnh, thì sự thay đổi lối sống và phương pháp dinh dưỡng khỏe mạnh có thể phòng được ung thư. Cụ thể như sau:

Giữ cân nặng ở mức hợp lý, sao cho BMI = 18.523. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn người có BMI bình thường, họ hay bị ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Ăn uống đa dạng và phong phú, đây là biện pháp quan trọng nhất trong tất cả các biện pháp dinh dưỡng phòng bệnh ung thư.

Chú trọng đến các thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhất là đối với chất đạm. Giảm thịt đỏ (heo, bò, cừu, chó, dê), nên ăn thịt trắng (gà, vịt). Giảm chất béo nói chung, nhất là chất béo bão hòa (saturated fat).

Ăn nhiều rau xanh và quả tươi, đặc biệt các loại rau quả có màu cam tươi, đỏ đậm, xanh đậm.

Gia tăng các thực phẩm có lượng chất xơ cao như rau, củ, quả, ngũ cốc thô nguyên hạt.

Hạn chế tối đa các chất cồn như rượu, bia.

Giảm thiểu các thực phẩm mặn, thực phẩm bảo quản nhiều muối như dưa chua, cà muối, thịt xông khói…Hạn chế thực phẩm giàu đạm có nitrit, nitrat như dăm bông, xúc xích, lạp xưởng.

Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi, hạn chế dùng thực phẩm công nghiệp và thực phẩm bảo quản dài ngày. Tuân thủ các điều kiện bảo quản thực phẩm. Loại bỏ thực phẩm hư hỏng, ôi thiu, ẩm mốc.

Chế biến thực phẩm bằng những phương pháp đơn giản, nhanh với nhiệt độ thấp như hấp, luộc, xào nhanh. Không nên làm chín thực phẩm trực tiếp trên lửa như nướng, quay, xông khói. Loại bỏ thực phẩm đã bị cháy khét.

Không dùng lại dầu chiên đã qua sử dụng.

Không được hút thuốc lá, kể cả thụ động.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất có thể. Tiên lượng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh khi phát hiện và tiến hành điều trị.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Bệnh ung thư tác động đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày ở bệnh nhân theo các cấp độ rất khác nhau phụ thuộc loại ung thư, di căn hay chưa di căn, xâm lấn tại chỗ hay hạch vùng, tình trạng dinh dưỡng cơ bản của bệnh nhân, phương pháp điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị), giai đoạn điều trị, đáp ứng của khối u với điều trị.

Nhu cầu năng lượng, nhu cầu và tỉ lệ các chất dinh dưỡng hàng ngày được tính toán dựa trên các công thức theo chuyển hóa cơ bản thông thường. Cần theo dõi và điều chỉnh liên tục để duy trì cân nặng ở mức hợp lý nhất.

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư gần giống với chế độ ăn bình thường của họ. Cho ăn đầy đủ chất bột đường và chất đạm, giảm chất béo và gia vị không cần thiết, không ăn đồ hộp, không ăn các thức ăn chế biến sẵn như thức ăn nhanh.

Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ như rau quả, thực phẩm ngũ cốc thô như gạo lứt, bánh mì đen, khoai củ… Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất bằng rau củ quả tươi. Nếu không cung cấp đủ năng lượng bằng các thức ăn thông thường, có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng sau các bữa ăn chính hay dùng vào các bữa phụ.

Các thay đổi về dinh dưỡng và ăn uống trong giai đoạn trị liệu tích cực là nhằm cải thiện cảm quan về dinh dưỡng cho bệnh nhân để hỗ trợ về tâm lý và giảm bớt các tác dụng khó chịu của trị liệu. Chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nhiễm khuẩn cũng như các yếu tố sinh ung thư trong thực phẩm. Cần thực hiện:

Chọn thức ăn lạnh, nguội, tránh thức ăn nóng trong trường hợp có sự thay đổi vị giác, khứu giác cũng như bị đau rát miệng, hầu, họng, thực quản do điều trị hay do nhiễm trùng.

Không nên ăn thức ăn sống, cứng, thô, chiên giòn, nướng giòn. Nên chế biến thức ăn một cách đơn giản. Nên nấu mềm, cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, xay nhỏ thức ăn.

Phải chia nhỏ các bữa ăn, 9-10 bữa/ngày. Các bữa phụ xen kẽ các bữa chính trong ngày sao cho đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày. Làm như vậy có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói. Bữa ăn sáng nên chiếm năng lượng khẩu phần cao nhất trong ngày, chiếm khoảng 1/3 tổng năng lượng hàng ngày.

Nên tránh thức ăn có mùi, vị mạnh. Tránh thức ăn có vị chua ở bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa.

Nấu vừa đủ ăn. Nên ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến. Chỉ dùng thực phẩm đã được nấu chín hoặc đã được tiệt trùng kỹ bằng ôzôn (rau xanh, trái cây tươi).

Nên bổ sung vitamin và các khoáng chất vi lượng ở bệnh nhân có chán ăn và suy kiệt với liều nhu cầu hàng ngày. Bổ sung vitamin C và kẽm liều cao hơn ở bệnh nhân có vết thương lớn, hay bị nhiễm trùng huyết.

Tuyệt đối không dùng phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm có thể bảo quản dài ngày như thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích. Chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế thực phẩm qua bảo quản rất dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bảo vệ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong điều trị

Theo Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư (BNUT) không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm khuẩn và dẫn đến tình trạng tử vong của BNUT. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao… sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Người bệnh cần ăn theo khẩu vị, chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất.

Dưỡng chất cần trong bữa ăn?

Ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khoẻ để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề. Trong quá trình điều trị, BNUT gặp phải nhiều bất lợi. Biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi. Đôi khi là do tác dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị… Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Nên bổ sung thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền… và nên đa dạng hoá thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.

Những thực phẩm giúp phòng chống bệnh ung thư.

Đạm: thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.

Tinh bột: nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

Chất béo (lipid): trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Súc miệng trước khi ăn: ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu… Sử dụng nước ép trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tiến triển, nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm trùng.

Chọn ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước: bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc…

Tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua: người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…

Người bệnh nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày: điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein… Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Nên đi bộ và vận động thường xuyên…

Thông tin hữu ích

SALE!Nano Fucoidan

Mục lục

NANO FUCOIDAN

NOT RATED7,950,000VNĐ7,800,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

king-fucoidan-1

KING FUCOIDAN

NOT RATED5,600,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!Fucoidan Brown Seaweed Extract

FUCOIDAN BROWN SEAWEED EXTRACT

NOT RATED800,000VNĐ 700,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!okinawa-180-vien

OKINAWA FUCOIDAN KANEHIDE 180 VIÊN

NOT RATED2,700,000VNĐ2,450,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

best-fucoidan-2

BEST FUCOIDAN 300MG 60VC

NOT RATED900,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!Nano Fucoidan

NANO FUCOIDAN

NOT RATED7,950,000VNĐ7,800,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

SALE!okinawa-180-vien

OKINAWA FUCOIDAN KANEHIDE 180 VIÊN

NOT RATED2,700,000VNĐ2,450,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

umi-fucoidan-moi-1

UMI NO SHIZUKU FUCOIDAN

NOT RATED6,300,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

best-fucoidan-2

BEST FUCOIDAN 300MG 60VC

NOT RATED900,000VNĐTHÊM VÀO GIỎ

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio

Giá: 2.200.000 VND

Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.


Liên hệ:

vuon cuc phuong 100

Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương

Bài viết cùng chủ đề:

comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *