Người bệnh ung thư nên và không nên ăn gì?

Hippocrates là ông tổ của ngành y học hiện đại và là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông đã thực hành y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên cứu cơ thể con người. Ông nói: “Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn”.

Khi phòng và điều trị ung thư, cần hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được sức khỏe chống lại bệnh tật.

Bạn ngày, khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể cao hơn, do đó, nên nạp nhiều năng lượng vào buổi sáng và trưa hơn là buổi tối. Ăn nhiều protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.

Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý… không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch.

Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng. Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.

Cần ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non. Các loại rau như dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh…Rau má không nên dùng vì có thể có nguy cơ chảy máu. Nên chú ý rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen …

Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có chất bảo quản. Nên chế biến thực phẩm tươi bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến.

Nên dùng dầu dừa, dầu ô liu… bằng công nghệ ép lạnh trong chế biến thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng và tạo sự bền vững của màng tế bào, chống thất thoát năng lượng.

Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân.

Ngoài ra những thực phẩm này có tính axit và còn dư chất kháng sinh, hormon tăng trọng, ký sinh không tốt cho bệnh nhân ung thư. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối rữa và tạo ra chất độc cho cơ thể.

Để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết , hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton)….

Chú ý hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Cũng nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.

Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt, asen, thủy ngân, chì, amiang… độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.

Ngoài ra, điều cần lưu ý là giá trị của các loại thực phẩm khác nhau không chỉ ở chủng loại mà còn ở cách trồng trọt, chăm bón, cả qúa trình chế biến và bảo quản chúng.

Cần giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, dự trữ và ăn uống. Hàng chục năm nay các nhà dinh dưỡng đã đưa I ốt vào muối ăn để giúp cơ thể phòng bệnh bướu giáp và chống lại các phóng xạ,nhưng thực tế khâu bảo quản và chế biến thực phẩm cũng làm cho I ốt bốc hơi, ngoài ra clor, flor trong nước cũng đẩy bớt i-ốt ra khỏi cơ thể.


Mục lục

Liên hệ:
vuon cuc phuong 100
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề:

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *