Theo thống kê hiện có 26 triệu người trên thế giới đang sống chung với suy tim. Tại Việt Nam tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim. Các chuyên gia tim mạch cho rằng, điều cần thiết hiện nay là phải có một chương trình tổng thể, đồng bộ quản lý bệnh nhân suy tim để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
fucoidan
Suy tim hiện vẫn đang là gánh nặng toàn cầu (với 1-2% dân số thế giới bị suy tim – tương đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ở cả hai giới. Tại Mỹ có gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm.
Riêng khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa xã hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới >600 triệu người, phần đông là dưới 65 tuổi.
Ở VN, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số.
“Nếu như ở các nước khác, suy tim là hậu quả cuối cùng của một loạt bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh nhân thường kèm theo bệnh phức tạp khác như COPD, thì ở VN lại có thêm một đặc điểm nữa là có các bệnh lý lây nhiễm, bệnh van tim do thấp…
Chính vì vậy, độ tuổi suy tim hiện nay có xu hướng thấp hơn các nước đang phát triển, suy tim xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, thậm chí từ khi sinh ra nếu không điều trị dễ dẫn đến bệnh lý nặng hơn. Thông thường bệnh nhân suy tim nhập viện khá muộn, chỉ khi khó thở tưởng như không thở được họ mới chịu đi khám…”- chuyên gia tim mạch nêu thực trạng.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim nhưng đây vẫn là một bệnh tiến triển với bệnh suất và tử suất cao.
Dự báo số lượng bệnh nhân suy tim sẽ còn tiếp tục tăng do tuổi thọ người dân ngày càng cao; tăng các yếu tố nguy cơ và số bệnh nhân sống sót sau can thiệp mạch vành tăng.
“50% bệnh nhân suy tim tử vong trong vòng 5 năm, cao hơn cả ung thư. Điều này khác với suy nghĩ của nhiều người về căn bệnh này, không biết rằng suy tim là nghiêm trọng…”
Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm nữa là chi phí điều trị suy tim cao do tỷ lệ nhập viện cao và chất lượng cuộc sống thấp.
Cần chương trình quản lý tổng thể
Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều trị suy tim hiện nay ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các nghiên cứu dịch tễ cộng đồng, chưa có chương trình, ưu tiên nào về suy tim, nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu các phương tiện chẩn đoán, thuốc và thiết bị tối ưu.
Về phía người bệnh, nhận thức về bệnh suy tim còn rất hạn chế, cùng với đó là việc tuân thủ điều trị, hợp tác với thầy thuốc còn hạn chế, khả năng tiếp cận thầy thuốc chuyên khoa thấp…
“Thực tế điều trị suy tim hiện nay ở mỗi chuyên khoa, đơn vị điều trị lẻ tẻ chưa chưa có được chương trình tổng thể thống nhất, trong khi đó bệnh suy tim mạn tính cần điều trị suốt đời và bệnh nhân tuân thủ điều trị mới là quan trọng”
Vị chuyên gia đầu ngành tim mạch này cũng chỉ rõ, việc điều trị suy tim cần phải đạt 2 mục tiêu rất quan trọng đó là tăng thời gian sống và tăng chất lượng cuộc sống sau điều trị suy tim; thứ 2 là việc quản lý bệnh nhân suy tim một cách tổng thể.
Kinh nghiệm tại một số quốc gia có chương trình theo dõi bệnh nhân suy tim tốt cho thấy, bệnh nhân sẽ được quản lý đồng bộ, lên danh sách chẩn đoán rồi có kết nối bệnh nhân – bác sĩ, tái khám định kỳ, giáo dục sức khỏe từ cách ăn uống, cân nặng,… để bác sĩ tư vấn điều chỉnh cho phù hợp, ngay cả khi theo dõi các triệu chứng, nhập viện…
Tất cả đều được quản lý từ xa qua các ứng dụng công nghệ thông tin giúp theo dõi đồng bộ, cải thiện đời sống cho bệnh nhân suy tim, giảm số lần bệnh nhân nhập viện, giảm nguy cơ tử vong từ đó giảm gánh nặng cho cộng đồng.
Trước mắt, Viện Tim mạch VN sẽ thí điểm triển khai chương trình quản lý bệnh nhân suy tim, xây dựng bộ công cụ, phần mềm quản lý, thiết lập chương trình theo dõi bệnh nhân suy tim.
Đồng thời cụ thể hóa hướng dẫn chẩn đoán hơn nữa, có các câu lạc bộ bệnh nhân suy tim, tư vấn hỗ trợ suy tim… kịp thời cho người dân để điều trị sớm, hoặc tránh nhầm lẫn sang các bệnh khác.
Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.
Khi suy tim nặng bệnh nhân rất khó thở, gan to có khi có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, có thể còn khả năng hồi phục hoặc không còn khả năng hồi phục nếu vào giai đoạn cuối.
Nguyên tắc ăn uống khi suy tim nặng
Ăn nhạt hoàn toàn: lượng muối từ: 0,2g – 0,5g/ngày.
Năng lượng: nhỏ hơn 1.500Kcalo/ngày; Protein: 0,8g/kg/ngày và protein làm tăng chuyển hoá cơ bản làm tăng lưu lượng máu.
Nên dùng protein từ sữa, cá; gluxit: dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật); chất béo: không cho thêm vào khi chế biến thức ăn
Rau quả: nên dùng nhiều để tạo môi trường kiềm chống lại tình trạng toan của cơ thể, rau quả lại chứa nhiều kali nên có tác dụng lợi tiểu rất tốt cho bệnh nhân suy tim.
Tránh dùng các thức ăn sinh hơi, các loại thức ăn lên men: trứng, đậu đỗ.
Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: dưa cà, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích, lạp xường; hạn chế các chất kích thích như cà phê, trà…
Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai sẽ thoả mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali, nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp cho chuyển hoá tốt, ít năng lượng để cho bộ máy tiêu hoá được nghỉ ngơi.
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: