Ung thư hạch có tỷ lệ tử vong cao. Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2018, trên thế giới có gần 510.000 người mắc ung thư hạch mới (chiếm gần 6%) và gần 250.000 người tử vong (chiếm gần 2,6%).Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 3.500 trường hợp mới mắc và hơn 2.100 trường hợp tử vong,
Như chúng ta đã biết, hạch bạch huyết là một bộ phận quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người. Đôi khi mọi người sẽ thấy các hạch bạch huyết bị sưng lên và sợ bị ung thư hạch. Điều này có đúng không? Làm sao biết hạch nào thì nguy hiểm, hạch nào thì không?
Mục lục
Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ bạch huyết, nằm trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết.
Trong cơ thể con người có khoảng 500-600 hạch nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Những vị trí phổ biến tập trung nhiều hạch bạch huyết là cổ, nách, bẹn, tuy nhiên thông thường, nó xuất hiện ở khắp cơ thể.
Vai trò của hạch bạch huyết
Trong hệ miễn dịch, hạch bạch huyết có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai,
Các hạch có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Hạch bạch huyết có thể bị nóng hoặc sưng lên. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư.
Ung thư hạch là gì?
Ung thư hạch (U lympho), còn được gọi là ung thư hạch bạch huyết, do sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào bạch cầu lympho.
Tế bào bạch cầu lympho có mặt trong hệ thống bạch huyết, một thành phần trong mạng lưới chống nhiễm trùng của cơ thể. Hệ thống bạch huyết bao gồm hạch bạch huyết (hạch lympho), lá lách, tuyến ức, tủy xương. U lympho có thể ảnh hưởng đến những vùng này cũng như ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể. Có nhiều loại ung thư hạch, nhưng có hai loại chính là: U lympho Hodgkin và U lympho không Hodgkin.
Đặc biệt, hiện nay tỷ lệ gặp ở người cao tuổi có xu hướng gia tăng. Bệnh thường biểu hiện tại hạch (nên còn gọi là ung thư hạch) chiếm trên 60% trường hợp. U lympho có thể biểu hiện ngoài hạch ở vị trí, cơ quan khác nhau trong cơ thể như da, đường tiêu hóa (dạ dày, đại trực tràng…), vòm mũi họng, lưỡi, thần kinh trung ương, hốc mắt…
Nguyên nhân
– Nguyên nhân của ung thư hạch hiện nay chưa được xác định chắc chắn. Nhưng người ta phát hiện các đột biến gen khiến các tế bào bạch cầu lympho tăng sinh bất thường không kiểm soát, tạo ra nhiều tế bào bệnh lý, khiến các hạch bạch huyết, gan, lách sưng to.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch, bao gồm:
+ Lớn tuổi: Mặc dù ung thư hạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi, nhất là ở những người trên 55 tuổi.
+ Nam giới: ung thư hạch thường xảy ra phổ biến hơn ở Nam hơn ở Nữ .
+ Hệ miễn dịch suy yếu: Ung thư hạch thường phổ biến ở những người mắc những bệnh về hệ miễn dịch hoặc đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch.
+ Phát triển một số bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hạch như nhiễm vi-rút Epstein-Barr hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Sưng hạch có phải bị ung thư hạch không?
Hạch là biểu hiện đầu tiên hoặc thứ phát của nhiều bệnh lý. Với tuổi dưới 30 thì 79% là lành tính, 15% lymphô (rối loạn tăng sinh ác tính của một loại tế bào bạch cầu), 6% ung thư. Nếu người nổi hạch dưới 50 tuổi: 40% lành tính, 16% lymphô, 44% ung thư.
Kích thước: Hạch bình thường nhỏ hơn 1cm. Hạch to có kích thước lớn hơn 1cm. Một số trường hợp hạch bất thường như: hạch ở vùng ròng rọc cẳng tay lớn hơn 0,5cm; hạch bẹn lớn hơn 1,5cm, hạch ở trẻ em từ 1,5 – 2cm. Nếu hạch tiếp tục gia tăng kích thước là dấu hiệu của sự bất thường.
Về mặt lý thuyết, không thể đánh giá ung thư hạch bạch huyết chỉ dựa trên sự mở rộng hạch bạch huyết. Nói chung, ung thư hạch có đặc điểm là nổi hạch tiến triển không đau, thường kèm theo các triệu chứng toàn thân
- Hạch phì đại (hạch ở cổ, nách, bẹn..): ở giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân không có cảm giác đau. Cảm giác đau xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Các hạch bạch huyết phát triển lớn dần, có độ cứng trung bình, đồng nhất. Các hạch này thường không bám dính vào da, có thể di chuyển được dưới da. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, các hạch phát triển to, kết hợp lại thành 1 khối. Hạch to có thể chèn ép đường thở gây khó thở, chèn ép mạch máu gây phù chi và khó vận động.
- Triệu chứng nhóm B bao gồm các triệu chứng: Sốt (nhiệt độ >=38oC), mệt mỏi, chán ăn, đổ mồ hôi đêm, sụt cân đột ngột và đáng kể không rõ lý do (5-10% trọng lượng cơ thể trong 3-6 tháng).
- Thiếu máu.
- Triệu chứng thần kinh (nếu U lympho xâm lấn hệ thần kinh trung ương)
.
Để xác định liệu đó có phải là ung thư hạch hay không, trước tiên hãy loại trừ các nguyên nhân khác gây ra viêm hạch, sau đó tiến hành sinh thiết hạch để có thể chẩn đoán ung thư hạch.
Tuy nhiên cũng có thể dự đoán nguy cơ mắc ung thư dựa trên vị trí hạch:
- Hạch ở cổ đa phần nguyên nhân do nhiễm trùng.
- Hạch trên đòn vai: dấu hiệu của ung thư vú, ống tiêu hóa, bệnh ác tính phổi; bệnh Hodgkin; bệnh lao và nhiễm nấm mạn.
- Hạch nách: dấu hiệu của một số bệnh Hodgkin, ung thư da, Staph/strep (bệnh do nhiễm trùng), bệnh mèo cào…
- Hạch bẹn: có thể do nhiễm trùng chân; nhưng cũng có thể là ung thư dương vật, âm hộ; hay bệnh lây qua đường tình dục.
- Hạch khuỷu: Lymphô/bệnh bạch cầu, tiền sử liên quan giang mai, rubella, phong; theo nhiều khảo sát, hạch này liên quan bệnh HIV giai đoạn sớm (ở nơi có tỷ lệ mắc cao)…