Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư xuất hiện ở các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già) hoặc trực tràng (vài cm cuối cùng của ruột già trước hậu môn). Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng có nguồn gốc từ mô tuyến – các tế bào có chức năng tạo và giải phóng chất nhầy và các chất dịch khác.
NGUYÊN NHÂN
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng những người có các yếu tố nguy cơ nhất định có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người khác. Các yếu tố đó bao gồm:
– Xuất hiện các polyp ác tính ở thành trực tràng
– Viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn’s
– Tiền sử cá nhân từng bị ung thư
– Gia đình có người mắc bệnh ung thư trực tràng
– Lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ
– Tuổi tác lớn, thường là trên 50 tuổi
CÁC TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng xuất hiện ở mỗi bệnh nhân là khác nhau nhưng thống kê vẫn tổng kết được một số biểu hiện thường gặp, bao gồm:
– Tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày
– Phân hẹp hơn so với bình thường, có thể lẫn máu ( màu đỏ tươi hoặc rất sẫm)
– Thường xuyên cảm thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi
– Có cảm giác đầy bụng, chướng bụng
– Giảm cân không rõ nguyên nhân
– Luôn mệt mỏi
– Thấy buồn nôn hoặc nôn
Các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng với nhiều bệnh thông thường khác mà không phải do ung thư nên người bệnh thường chủ quan hoặc không quan tâm đến. Hơn nữa ung thư trực tràng giai đoạn đầu thường không gây đau đớn. Do vậy, bệnh thường được phát hiện khá muộn, gây những khó khăn nhất định trong quá trình điều trị.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH
Ung thư đại trực tràng được giới chuyên môn chia thành các giai đoạn sau:
– Giai đoạn 0: còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, khối u chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng hoặc trực tràng.
– Giai đoạn I: khối u đã phát triển trên thành trong của đại tràng hoặc trực tràng nhưng chưa vượt qua thành.
– Giai đoạn II: khối u phát triển sâu hơn, xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng. Rất có thể nó đã xâm lấn các mô lân cận nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.
– Giai đoạn III: ung thư đã lan sang hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể.
– Giai đoạn IV: ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như gan hoặc phổi.
– Tái phát: khối u đã được điều trị nhưng tái phát trở lại sau một khoảng thời gian. Bệnh có thể tái phát trong đại tràng hay trực tràng hoặc trong một bộ phận nào khác của cơ thể.
ĐIỀU TRỊ
Các phương pháp dưới đây có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn khối u hay chỉ là kéo dài sự sống, giảm đau đớn cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô có khối u và các mô/hạch bạch huyết lân cận. Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua mổ nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở khoang bụng.
- Hóa trị
Hóa trị là phương thức sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Những thuốc này đi vào máu và có thể tác động đến các tế bào ung thư khắp cơ thể.
- Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp này thường được áp dụng ở những bệnh nhân mà ung thư đại trực tràng đã di căn. Bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có thể can thiệp vào các phân tử cụ thể liên quan đến sự phát triển và lây lan của khối u để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư.
- Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó chỉ tác động được đến các tế bào ung thư trong khu vực được khoanh vùng từ trước.
- Dùng thuốc Fucoidan
Đây là một dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ rong nâu Việt Nam. Thuốc được điều chế dưới dạng viên, có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, thu hẹp khối u và giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.
Bài viết cùng chủ đề: