Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư luôn là nỗi niềm trăn trở bệnh nhân ung thư và gia đình, khát khao được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ của bệnh nhân sau khi vượt qua được bệnh tật có thể thực hiện hay không.
Thời gian qua, nhiều người mẹ do đã mang thai và sinh con ngoài ý muốn trong quá trình điều trị ung thư. Đây là quyết định rất khó khăn cả về mặt chuyên môn lẫn tâm lý của người bệnh, việc sử dụng các biện pháp phòng tránh thai trong quá trình điều trị bệnh cần phải được đặc biệt chú ý.
Quyết định có sinh con ở bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng nên được chủ động tính trước. Tuy nhiên, việc có nên mang thai hay không và thời gian có thể mang thai tùy thuộc vào loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, thể trạng và tuổi của người bệnh, tình trạng kinh nguyệt sau điều trị và phương pháp điều trị ung thư trước đó.
Mục lục
Thời gian thích hợp để mang thai sau điều trị ung thư
Có thể mang thai an toàn cho mẹ và bé sau khi điều trị ung thư, mang thai dường như không làm tăng nguy cơ ung thư trở lại. Tuy nhiên, để giúp cho quá trình mang thai an toàn nên đợi một vài năm sau điều trị ung thư mới có thai. Thời gian đó phụ thuộc vào một số yếu tố sau: loại ung thư và giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị ung thư trước đó, tuổi tác và thể trạng người bệnh, hoàn cảnh gia đình cũng như tình trạng kinh nguyệt sau điều trị.
Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian thích hợp để mang thai sau điều trị. Các nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị. Sau 2-5 năm là khoảng thời gian phù hợp để chắc chắn ung thư không tái phát. Sau quá trình điều trị, trứng và các tế bào ung thư bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể, phải mất ít nhất 6 tháng để các yếu tố này ra khỏi cơ thể.
Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân nên chủ động phòng tránh thai, vì vẫn có khả năng mang thai khi đang điều trị. Không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng nên biết cách chủ động ngừa thai, bởi vì nhiều thuốc hóa trị có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.
Phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con
Bệnh nhân trải qua quá trình điều trị ung thư bằng nhiều phương pháp khác nhau phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại thuốc điều trị.
Hóa trị gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nhiều phụ nữ sau hóa trị bị mất kinh trong thời gian dài và mãn kinh sớm. Do đó, khả năng sinh sản của người mẹ sẽ bị giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, tuổi tác của bạn càng cao thì khả năng mang thai càng bị hạn chế. Hóa trị có thể làm hỏng các tế bào tim và làm suy yếu tim, khiến cho quá trình mang thai và chuyển dạ gặp nhiều khó khăn hơn.
Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ và cung cấp máu của tử cung, có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, … Phẫu thuật vào cổ tử cung có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Nguy cơ con bị ung thư và mẹ tái phát bệnh
Có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi sau khi điều trị ung thư chia sẻ mong muốn được sinh thêm con và lo lắng liệu có thể mang thai và sinh con cũng như nguy cơ làm bệnh tái phát. Nhiều người bị ung thư lo lắng rằng con có thể bị ung thư. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư của những đứa trẻ được sinh ra từ những người bệnh sau điều trị ung thư không cao. Nhưng một số bệnh ung thư có liên quan tới yếu tố di truyền. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có con sau khi điều trị ung thư để hiểu rõ hơn về nguy cơ ung thư và di truyền.
Theo các nghiên cứu cho thấy việc mang thai sau kết thúc điều trị ung thư dường như không làm bệnh ung thư tái lại. Những người sống sót sau điều trị ung thư vú nên đợi ít nhất 2 năm trước khi quyết định mang thai. Bởi vì trong thai kỳ, một số hormone tăng lên có thể khiến các tế bào ung thư vú phát triển.
Những người mang thai sau khi điều trị ung thư nên dừng sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên, việc dừng các loại thuốc như tamoxifen hoặc imatinib sẽ làm tăng nguy cơ ung thư quay trở lại. Những cặp vợ chồng muốn có con cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đưa ra các lựa chọn để bảo tồn khả năng sinh sản.
Theo các nghiên cứu, khuyến cáo bệnh nhân sau điều trị ung thư cần phải duy trì tinh thần lạc quan và tích cực cũng như lối sống lành mạnh. Tăng cường thể dục, thể thao, ăn uống khoa học hợp lý, việc sinh hoạt vợ chồng cũng nên duy trì miễn là cơ thể cho phép. Cân bằng tâm sinh lý, quan hệ tình dục an toàn là việc tốt cho cơ thể. Luôn chú ý việc dùng các biện pháp bảo vệ để tránh việc có thai ngoài ý muốn trong quá trình điều trị ung thư.
Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả như Fucoidan. Fucoidan là hoạt chất được chiết xuất từ một số loài tảo nâu; có khả năng kích thích kích thích tế bào ung thư tự chết, ngăn ngừa sự hình thành tân mạch, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hiệu quả.
Các sản phẩm thuốc fucoidan
Fucoidan
Fucoidan
Fucoidan
Fucoidan
Hỗ Trợ Điều Trị và Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư
Hỗ Trợ Điều Trị và Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư
Fucoidan
Fucoidan
Hỗ Trợ Điều Trị và Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư
Okinawa Fucoidan Kanehide Nhập Khẩu 180 viên (Fucoidan Xanh)
Hỗ Trợ Điều Trị và Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư
Hỗ Trợ Điều Trị và Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư
Fucoidan