Sarcoma thường phát sinh từ mô mềm hoặc xương trong cơ thể, hình thành hai dạng cơ bản là sarcoma mềm và sarcoma xương. Đây là loại bệnh hiếm gặp chiếm khoảng 1% tỉ lệ ung thư ác tính. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia cho biết mỗi năm ước tính điều trị cho khoảng 200 trường hợp ung thư phần mềm mỗi năm.
1. Sarcoma mô mềm là gì?
Các cơ, các gân, các mô xơ, các mạch máu, các dây thần kinh, các mô bao hoạt dịch được gọi là các mô mềm. Các saracoma mô mềm được tập trung thành từng nhóm. Các sarcoma mô mềm được gọi theo tên loại mô chúng phát sinh, cụ thể như:
– Mô xơ ( mô giữ các xương, các cơ tại chỗ) – được gọi là sarcoma xơ.
– Mô mỡ – sarcoma mỡ.
– Cơ xương – sarcoma vân.
– Cơ trơn – sarcoma trơn.
2. Sarcoma mô mềm thường phát triển ở vị trí nào?
Các sarcoma mềm có thế phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Khoảng 43% xảy ra ở các chi (tay, chân), khoảng 34% xảy ra xung quanh các nội tạng ( tim, phổi), khoảng 10% xảy ra ở thân ( ngực, lưng), khoảng 13% xảy ra ở các vị trí khác.
3. Nguyên nhân của các sarcoma mô mềm?
Nguyên nhân chính xác của các sarcoma mô mềm và ung thư phần mềm chưa được kết luận chính xác. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định có nhiều yếu tố làm tăng tỉ lệ phát sinh các u này.
– Xạ trị ngoài: là yếu tố nguy cơ được xác định rõ ràng nhất của các sarcoma mô mềm. Để hạn chế nguy cơ này, điều trị tia xạ trong ung thư được lập kế hoạch đảm bảo một khối lượng lớn tia xạ được chiếu vào mô bệnh trong khi mô lành xung quanh được bảo vệ tối đa.
– Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền kết hợp với tăng sinh các sarcoma mô mềm.
– Nguyên nhân khác của sarcoma mô mềm là do phơi nhiễm hóa chất. Các hóa chất có ảnh hưởng đến hình thành các sarcoma này bao gồm: thuốc diệt cỏ , thuốc bảo quản gỗ có chứa chlorophenol, arsenic.
4. Triệu chứng của sarcoma mô mềm?
Nhiều bệnh nhân đến khám khi phát hiện các khối u ở người, chân hoặc tay. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối bệnh nhân thường có hiện tượng sút cân, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức, khó thở.
Bệnh nhân cần đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường trên cơ thể.
5. Phương pháp chẩn đoán sarcoma mô mềm hiện nay.
Khi bị nghi ngờ mắc sarcoma mô mềm bệnh nhân sẽ được bác sỹ thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:
– Chụp cắt lớp vi tính – CT cắt lớp.
– Chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI.
– Mô sinh thiết. Bác sỹ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh lý trên các tế bào mô. Đây là phương pháp chắc chắn duy nhất xem bệnh nhân có mắc ung thư hay không.
6. Phương pháp điều trị sarcoma mô mềm.
Điều trị sarcoma mô mềm phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay:
– Phẫu thuật: Tiến hành cắt bỏ khối u tại chỗ.
– Xạ trị: Sử dụng nguồn năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
– Hóa trị: Hóa trị có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Là phương pháp dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại.
Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra các sarcoma mô mềm cũng như ung thư phần mềm, việc khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh giai đoạn sớm. Nên báo ngay cho bác sỹ khi cơ thể có những thay đồi bất thường.