Khi ung thư ở giai đoạn muộn hay khi đang hóa trị, xạ trị, người bệnh có thể rất đau đớn. Vì sao người bệnh ung thư lại đau đớn như vậy?
Giảm đau cho người bệnh ung thư là một trong những việc quan trọng nhất trong điều trị. Đau đớn làm người bệnh gần như gục ngã, giảm chất lượng cuộc sống, thể lực, tinh thần, dinh dưỡng, các sinh hoạt bình thường và cả kết quả chữa bệnh.
Vì sao người bệnh ung thư lại đau đớn?
Nếu ở giai đoạn sớm, ung thư thường chưa gây đau. Ở giai đoạn muộn hơn, trên 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90%. Việc giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.
Các nguyên nhân gây đau rong ung thư
- Đau do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn (75 – 80 %).
- Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất (15-19%).
- Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết…
- Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể
Hội chứng đau trong bệnh ung thư được phân ra ba loại: đau thực thể, đau các nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh. Các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh ung thư cũng có thể gây đau.
Đau thực thể. Đau ở đây là do khối u xâm lấn, chèn ép vào các tổ chức cơ quan tại chỗ, bên cạnh hoặc ở nơi khối u di căn đến. Sự chèn ép này bản thân đã gây ra đau do kích thích các thụ cảm thể áp lực, đồng thời gây chèn ép tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm cùng với sự giải tỏa của các chất hóa học hướng viêm gây ra sự kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn.
Các cơn đau này có thể cấp tính, mạn tính hoặc xảy ra từng đợt. Thường bệnh nhân cảm thấy đau tức với cường độ khác nhau, các mô kề cận bị co cứng và đau thường tăng khi bị đè nén hoặc khi vận động. Nhưng, cũng có những trường hợp bệnh nhân không cảm thấy đau, hoặc mức độ đau không tương xứng với tổn thương thực tế.
Đau nội tạng. Các cơ quan nội tạng như phổi, gan, nhu mô của thận không có cảm thụ đau, bởi vậy người bệnh không có biểu hiện đau mặc dù bị tổn thương nặng và rộng lớn do ung thư, trừ khi các khối u ảnh hưởng đến các cấu trúc ống hoặc các tổ chức lân cận của các cơ quan này.
Các cơn đau từ phủ tạng thường lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật nên nhiều khi làm chúng ta không thể xác định nguồn gốc và vị trí của cơ quan bị bệnh. Một số cơ quan như đại tràng thường nhạy cảm với các căng cứng và viêm, dẫn đến đau, nhưng lại vô cảm, không báo đau khi bị bỏng hoặc rách.
Đau do căn nguyên thần kinh. Ở hệ thần kinh trung ương, các khối u tại não có thể gây chèn ép và đau đớn. Còn ở thần kinh ngoại vi, đau có thể gây ra do sự chèp ép và xâm nhập của các khối u, cũng như tác dụng độc hại của hóa và xạ trị liệu.
Các đặc điểm của đau thần kinh là: các cơn đau đột ngột như bỏng buốt, có thể cũng buốt như bị đâm. Hiện tượng đau ở thần kinh ngoại biên cũng có thể dẫn tới sự hình thành của các vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau từ thần kinh trung ương.
Thông tin hữu ích
Giá: 5.500.000 VND
Hoặc gọi 0925 500 600 – Ms. Phương để được tư vấn
Kaiko Fucoidan là một trong những sản phẩm Fucoidan tốt nhất từ Nhật Bản
Nguồn gốc: Nhật Bản
Số lượng: 120 viên/ hộp
Thành phần: Fucoidan chiết xuất từ tảo nước lạnh Mozuku, Fucoidan chiết xuất từ tảo nước lạnh Mekabu, nấm Agaricus, Đông Trùng Hạ Thảo.
Liên hệ mua hàng hoặc tư vấn
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: