Dù là niềm vui, nỗi buồn hay chia ly, sum họp thì rượu, bia không bao giờ vắng mặt. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra nếu bạn thuộc tuýp người đỏ mặt khi uống bia, rượu thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng bởi vì cơ thể dễ bị ung thư thực quản gấp 10 lần người bình thường.
Đỏ mặt khi uống rượu bia không phải dấu hiệu tốt mà cảnh báo nguy cơ ung thư. Chia sẻ với Channel News Asia, bác sĩ Ong Lizhen, chuyên gia tư vấn Phòng Thí nghiệm Y học Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Nếu uống hai ly bia mỗi ngày, nguy cơ ung thư thực quản của những người dễ đỏ mặt cao gấp 10 lần người bình thường hấp thụ lượng cồn tương tự”.
Còn được gọi là hội chứng Asian Flush, hầu hết người bị đỏ mặt khi uống rượu, bia là dân châu Á. Tuy nhiên, theo khảo sát của Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), hơn 60% bệnh nhân không biết nguyên nhân dẫn đến hội chứng Asian Flush cũng như nguy cơ sức khỏe.
Mục lục
Tại sao uống bia, rượu lại đỏ mặt?
Do cơ địa nhạy cảm
Hiện tượng da và mặt đỏ bừng sau khi uống rượu bia là biểu hiện cho biết cơ thể bạn khá nhạy cảm và ít dung nạp với đồ uống có cồn. Thông thường, tất cả bia rượu đều chứa một chất gọi là ethanol.
Sau khi bạn uống vào, cơ thể bắt đầu phân hủy ethanol thành các chất chuyển hóa để dễ dàng đào thải ra ngoài. Một trong những chất chuyển hóa này là acetaldehyd, vốn được nhận định rất độc hại cho cơ thể.
Khi tiêu thụ rượu bia ở mức độ vừa phải, cơ thể thường có thể xử lý các chất chuyển hóa này tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu một người nhạy cảm với rượu hoặc uống nhiều rượu, cơ thể không kiểm soát được tất cả các chất độc đó và acetaldehyd có thể bắt đầu tích tụ bên trong.
Hiện tượng da mặt đỏ bừng xảy ra do các mạch máu trong mặt giãn ra để phản ứng lại với các độc tố này. Ở một số người, điều này có thể xảy ra sau khi uống rượu với lượng rất ít. Sự tích tụ acetaldehyd cũng có thể khiến bạn buồn nôn và tim đập nhanh. Những ai gặp phải tình trạng này đều rất hiếm khi uống rượu bia do cảm giác xảy ra sau đó không hề dễ chịu chút nào.
Do gene
Một lý do khác khiến bạn bị đỏ mặt khi uống rượu dường như liên quan đến đặc điểm di truyền. Trong gan có một loại enzyme tên là aldehyd dehydrogenase 2 (ALDH2) có nhiệm vụ phá vỡ độc chất acetaldehyd thành các sản phẩm ít gây hại cho cơ thể hơn.
Một số người gặp phải vấn đề về di truyền và do đó, cơ thể họ không thể tạo ra loại enzyme này. Từ đó dẫn đến kết quả acetaldehyd tích tụ trong cơ thể sau khi uống rượu, làm giãn nở mạch máu khiến cho cở thể đỏ lên
Đỏ mặt do rượu bia có nguy hiểm không
Mặc dù bản thân hiện tượng đỏ bừng da mặt sau khi uống rượu bia không nguy hiểm lắm, nhưng những người mắc bệnh này có nguy cơ mắc phải chứng cao huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ ung thư thực quản lên cao có thể là do sự gia tăng nồng độ acetaldehyd. Việc sử dụng rượu bia nhiều sẽ tăng khả nguy cơ loét dạ dày cùng với hàm lượng acetaldehyd cao sẽ tấn công DNA trong các tế bào của bạn, từ đó kích thích các tế bào ung thư dạ dày phát triển.
Cách ngăn ngừa
Cách duy nhất để ngăn ngừa hiện tượng đỏ bừng mặt khi uống rượu bia là tránh hoặc hạn chế sử dụng thức uống có cồn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự thì một số biện pháp để cải thiện tình trạng gồm:
- Uống nhiều nước lọc để tránh mất nước
- Uống trà gừng nhằm giảm nhẹ tình trạng buồn nôn
- Ăn cácthực phẩm chứa nhiều vitamin C…
Xem thêm >> Nguy cơ mắc 7 loại ung thư với người hay uống bia rượu
Thông tin hữu ích
Giá: 2.200.000 VND
Fucoidan khi được tế bào ung thư hấp thụ vào sẽ tự thiết lập và bắt tế bào ung thư tuân theo chu trình tự chết. Mọi tế bào bình thường đều phải trải qua chu trình tự chết, chỉ có tế bào ung thư là vượt qua được qui luật này.
Liên hệ:
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Phương
Bài viết cùng chủ đề: